Phân biệt 4 loại tấm bê tông nhẹ: ALC CLC EPS và Cemboard

Tấm bê tông nhẹ được ứng dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại. Nhờ tính năng cách âm, cách nhiệt và trọng lượng nhẹ, loại vật liệu này giúp giảm tải trọng công trình và tối ưu hóa thời gian thi công. Hiện nay, có bốn loại tấm bê tông nhẹ phổ biến trên thị trường: bê tông khí chưng áp (ALC), bê tông bọt (CLC), tấm bê tông EPS, và tấm Cemboard. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng và được sử dụng trong các mục đích khác nhau.

Tấm bê tông khí chưng áp (ALC)

  • Đặc điểm: Sản xuất từ xi măng, vôi, cát và nước, sau đó được chưng áp để tạo các lỗ khí nhỏ. Tìm hiểu về bê tông khí chưng áp tại đây.

Cách phân biệt tấm bê tông khí chưng áp ALC

  • Ưu điểm:

    • Nhẹ hơn 1/3 lần so với gạch truyền thống.
    • Cách âm, cách nhiệt tốt, chống cháy tốt nhất hiện nay.
    • Không sinh khí độc khi gặp lửa, đảm bảo an toàn.
  • Nhược điểm:

    • Khả năng chịu lực uốn thấp, cần gia cường cốt thép và gia cố ở các vị trí chịu tải lớn.
    • Giá thành hơi cao do quy trình sản xuất phức tạp.
  • Ứng dụng: Dùng cho tường, sàn và trần nhà ở, văn phòng hoặc công trình thương mại.

Tấm bê tông bọt (CLC)

  • Đặc điểm: Sản xuất từ xi măng, cát và chất tạo bọt, tạo ra cấu trúc xốp lớn.

Tấm bê tông nhẹ bọt khí CLC lắp ghép tường sàn

  • Ưu điểm:

    • Nhẹ hơn so với gạch thông thường, giúp giảm tải trọng.
    • Thi công nhanh, không cần chưng áp.
    • Khả năng chống ẩm tốt, giữ mát vào mùa hè.
  • Nhược điểm:

    • Độ bền và khả năng chịu lực kém.
    • Chất lượng phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất.
  • Ứng dụng: Dùng cho vách ngăn và lót sàn các công trình dân dụng.

Tấm bê tông xốp EPS

  • Đặc điểm: Sản xuất từ xi măng, cát và hạt xốp EPS, không cần chưng áp.

Cách phân biệt tấm bê tông nhẹ EPS

  • Ưu điểm:

    • Nhẹ hơn 60% so với bê tông truyền thống.
    • Cách nhiệt, cách âm tốt nhờ lớp xốp EPS.
    • Thi công nhanh, dễ lắp ghép.
  • Nhược điểm:

    • Tính đồng nhất của vật liệu không cao, phù hợp làm sàn, hàng rào.
    • Khi làm tường có thể bị nứt từ mối nối nếu xử lý không đúng kỹ thuật.
  • Ứng dụng: Làm vách ngăn, trần nhà, hoặc lót sàn cho các công trình nhà phố và văn phòng.

Tấm bê tông siêu nhẹ Cemboard

  • Đặc điểm: Được tạo thành từ hỗn hợp xi măng, sợi cellulose, và các thành phần phụ gia. Sản xuất trên công nghệ nén áp suất cao.

Cách phân biệt tấm bê tông nhẹ Cemboard

  • Ưu điểm:

    • Chịu lực cao hơn so với các loại bê tông nhẹ khác.
    • Khả năng chống cháy lan, chống ẩm và chống mối mọt tốt.
    • Dễ thi công, cắt gọt và tạo hình linh hoạt.
  • Nhược điểm:

    • Trọng lượng nặng hơn so với EPS và CLC.
    • Giá thành cao hơn, đặc biệt khi thi công các công trình lớn.
  • Ứng dụng: Dùng làm tấm lót sàn, vách ngăn, và các công trình ngoại thất.

Bảng so sánh các loại tấm bê tông nhẹ

Tiêu chí Bê Tông Khí Chưng Áp (ALC) Bê Tông Bọt (CLC) Tấm Bê Tông EPS Tấm Cemboard
Trọng lượng Nhẹ bằng 1/3 so với gạch Nhẹ hơn gạch thường Nặng hơn ALC và CLC Trọng lượng riêng nặng nhất
Cách âm, cách nhiệt Rất tốt Tốt Rất tốt Khá tốt
Khả năng chịu lực Trung bình Thấp Trung bình Trung bình
Chống cháy Rất Tốt Tốt Tốt Tốt
Giá thành Trung bình Thấp Trung bình Trung bình đến cao
Thời gian thi công Nhanh Nhanh Nhanh Nhanh
Ứng dụng Tường, sàn, trần Vách ngăn, lót sàn Vách ngăn, trần, sàn nhẹ Sàn, vách ngăn, ngoại thất

 

Top 5 thương hiệu tấm bê tông nhẹ tốt để bạn lựa chọn

Các thương hiệu nổi bật

  • SAKO: Chuyên nghiệp về bê tông khí chưng áp AAC/ ALC trên toàn quốc.
  • Viglacera: Cung cấp các sản phẩm bê tông khí chưng áp AAC chất lượng cao tại miền Bắc.
  • Eblock: Đơn vị uy tín về bê tông nhẹ AAC, chuyên dùng cho các công trình lớn tại miền Nam.
  • Nucewall: Sản xuất tấm bê tông EPS ở miền Bắc.
  • Duraflex (Vĩnh Tường): Chuyên sản xuất tấm Cemboard dùng cho nội và ngoại thất trên toàn quốc.

Lời khuyên chuyên môn

  • Chọn AAC/ ALC nếu cần độ bền, tính thẩm mỹ và khả năng chống cháy và cách âm tốt cho công trình.
  • Chọn CLC nếu muốn tiết kiệm chi phí và thi công nhanh.
  • Chọn EPS nếu ưu tiên làm sàn với trọng lượng nhẹ và cách nhiệt tốt.
  • Chọn Cemboard nếu cần làm tường vách ngăn, lót sàn cho các công trình nội ngoại thất.

Kết luận

Mỗi loại tấm bê tông nhẹ đều có ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào yêu cầu của từng công trình. Việc lựa chọn loại tấm phù hợp sẽ giúp đảm bảo độ bền, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả thi công. Hãy cân nhắc kỹ để chọn đúng loại vật liệu cho dự án của bạn!

Các bài viết liên quan