THI CÔNG SÀN LẮP GHÉP TẤM ALC
Tấm bê tông nhẹ ALC hay còn gọi là tấm bê tông khí chưng áp, tấm ALC. Đối với việc làm sàn thường ưu tiên dùng kích thước tấm bê tông nhẹ có 2 lưới cốt thép gia cường bên trong. Chiều dày của tấm sàn thường từ 100mm trở lên để đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất.
Dưới đây là các bước tiến hành lắp đặt hệ sàn lắp bằng tấm ALC:
Bước 1: Thi công hệ kết cấu dầm chịu lực cho sàn bằng dầm thép I hoặc hệ sắt hộp. Cần tính toán kết cấu chính xác để đảm bảo tải trọng sử dụng cho sàn nhà.
Bước 2: Thi công tấm sàn panel ALC đầu tiên. Lắp đặt tấm và cố định hai đầu tấm bằng ke góc thép hoặc bắn đinh vít chống trượt.
Bước 3: Trộn keo dán tấm ALC chuyên dụng và trám keo phủ kín ngàm âm của tấm ALC đầu tiên.
Bước 4: Lắp đặt tấm sàn panel ALC thứ 2. Đưa cạnh ngàm dương lắp ghép với ngàm âm đã trám đầy keo.
Bước 5: Dùng búa cao su để đóng mạnh phía bên sườn của tấm thứ 2.
Bước 6: Tiếp tục lắp đặt các tấm sàn lần lượt cho đến khi hoàn thành. Mỗi đầu của tấm có thể bắn vít liên kết tấm với kết cấu dầm phía dưới để trống trượt
Bước 7: Hoàn thiện bề mặt sàn tương tự như sàn bê tông thông thường tùy theo mục đích sử dụng.
THI CÔNG SÀN LẮP GHÉP TẤM EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS hay còn gọi là tấm bê tông hạt xốp EPS. Đây cũng là loại tấm bê tông nhẹ và được ứng dụng làm sàn chịu lực. Với hệ sàn, khá tương đồng cùng tấm ALC, tấm EPS nên dùng loại có 2 lưới cốt thép bên trong. Chiều dày tấm sàn nên sử dụng cũng từ 100mm trở lên để đảm bảo khả năng chịu tải cho sàn nhà.
Các bước tiến hành lắp ghép sàn bằng tấm bê tông EPS như sau:
Bước 1: Thi công hệ dầm chịu lực bằng thép I hoặc sắt hộp.
Bước 2: Lắp đặt tấm sàn bê tông EPS đầu tiên.
Bước 3: Trộn keo liên kết tấm bê tông nhẹ EPS chuyên dụng.
Bước 4: Lắp ghép tấm sàn bê tông EPS tiếp theo bằng ngàm liên kết và keo chuyên dụng.
Bước 5: Lắp ghép lần lượt các tấm sàn EPS tiếp theo cho đến khi hoàn thành.
Bước 6: Sử dụng thép D8mm đóng chéo góc 45 độ để khóa các tấm sàn với nhau.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THI CÔNG
- Phương án lắp ghép sàn bằng tấm ALC và tấm EPS khá tương đồng nhau.
- Đối với tấm làm sàn nên sử dụng loại có 2 lớp cốt thép để đảm bảo khả năng chịu tải tốt nhất. Chiều dày của sàn nhà nên từ 10cm trở lên để chịu tải, ổn định và chống rung chống ồn hiệu quả.
- Cần tính toán kết cấu chịu tải cho hệ dầm đỡ của sàn nhà.
- Kinh nghiệm đối với hệ dầm bằng thép I: dùng dầm thép I 200 - 250 làm dầm chủ (từ cột sang cột). Dầm phụ sử dụng I 150 - 200 thùy theo từng kết cấu. Nhịp giữa các dầm thép I từ tim này tới tim kia không nên vượt quá 1m.
- Kinh nghiệm đối với hệ dầm sàn bằng thép hộp: dùng thép hộp 5x10cm dày 1.8mm trở lên. Hệ thép hộp liên kết theo mô hình ô bàn cờ 600x600mm hoặc 800x800mm.
- Việc thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép nhanh, có thể đưa vào sử dụng luôn.
- Đối với khu vực ngoài trời hoặc ẩm ướt cần tiến hành xử lý chống thấm rồi mới hoàn thiện.
ĐƠN GIÁ THI CÔNG THEO M2
Bảng đơn giá thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép được cập nhật dưới đây. Ngoài ra, bạn có thể xem bảng giá tấm sàn bê tông nhẹ tại đây.
Thi công tấm sàn bê tông nhẹ lắp ghép
MUA TẤM SÀN BÊ TÔNG NHẸ Ở ĐÂU?
Tại Tấm Bê Tông Nhẹ VN chúng tôi chuyên cung cấp tấm bê tông nhẹ ALC EPS làm sàn nhà chịu lực chất lượng cao, chuyên nghiệp. Sản phẩm được sản xuất chính hãng, đảm bảo khả năng chịu tải và quy cách xây dựng tốt nhất.
Ngoài ra, đội ngũ thi công nhiều kinh nghiệm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thi công sàn nhà lắp ghép trọn gói. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
+ Nhà máy tấm bê tông nhẹ ALC Viglacera
+ Địa chỉ: Đường YP8, Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh
+ Email: info@tambetongnhe.vn
+ Website: tambetongnhe.vn