Thi Công Tấm Bê Tông Nhẹ ALC

TẤM BÊ TÔNG NHẸ ALC LÀ GÌ?

Tấm bê tông nhẹ ALC hay còn gọi tấm panel ALC, tấm bê tông khí chưng áp. Đây là tấm bê tông nhẹ được đúc sẵn, có hoặc không có lõi thép gia cường bên trong. Vật liệu bê tông được làm từ bê tông khí chưng áp AAC.

Các thông tin và mô tả chi tiết về tấm ALC được chúng tôi thể hiện rất chi tiết trong bài viết:

+ Tấm Bê Tông Nhẹ tại đây

THI CÔNG TẤM TƯỜNG BÊ TÔNG NHẸ ALC

Để thi công tấm tường bê tông nhẹ ALC có hai cách lắp ghép. Đó là lắp ghép theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng theo chiều dài của tấm ALC. Dưới đây, chúng ta cùng theo dõi chi tiết từng bước thi công:

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

+ Tấm bê tông nhẹ ALC đảm bảo đã được tập kết gần vị trí thi công.

+ Thiết bị thi công dùng nâng hạ: xe nâng, tời điện.

+ Keo dán tấm bê tông nhẹ hay còn gọi keo liên kết tấm ALC: Tìm hiểu thêm tại đây

+ Bột bả Skimcoat dùng bả tường khi hoàn thiện bề mặt: Tìm hiểu thêm tại đây

+ Ke góc thép mạ kẽm dùng liên kết các góc của tấm với dầm, cột và sàn.

Sản phẩm tấm bê tông nhẹ ALC của Viglacera và vật tư phụ trước khi thi công.

THI CÔNG TẤM TƯỜNG ALC PHƯƠNG NGANG

+ Bước 1: Sử dụng máy đo laser để xác định vị trí lắp đặt tường. Bật mực dọc theo vị trí thi công để đánh dấu.

+ Bước 2: Thi công tấm bê tông nhẹ đầu tiên.

Trải lớp vữa lót phía dưới sàn nơi đặt tấm bê tông nhẹ ALC đầu tiên. Đặt con chêm bằng kê gỗ hoặc đá tại các góc để đỡ tấm ALC.

Đặt tấm bê tông nhẹ ALC theo phương ngang lên vị trí con kê và lớp vữa lót.

Căn chỉnh tấm ALC đảm bảo theo thiết kế. Sau đó, sử dụng ke góc thép để cố định tấm ALC với cột và sàn kết cấu.

  • Đối với liên kết ke góc và cột sàn bê tông hoặc tường gạch: đóng đinh nở
  • Đối với liên kết ke góc thép và cột thép: liên kết hàn
  • Đối với liên kết ke góc thép và tấm bê tông nhẹ ALC: đóng đinh 10

+ Bước 3: Lắp ghép các tấm bê tông nhẹ tiếp theo cho hàng đầu tiên tương tự.

  • Sử dụng ke góc thép để giằng các đỉnh của hai tấm bê tông nhẹ.
  • Sử dụng ke góc thép để liên kết tiếp tấm ALC với sàn và cột nếu có.

+ Bước 4: Sau 2 đến 3 ngày thì tháo kê gỗ. Chèn trát lại vị trí kê gỗ bằng vữa lót.

+ Bước 5: Hoàn thiện bề mặt tường bằng bột bả skimcoat và sơn hoàn thiện.

Thi công lắp dựng tấm tường bê tông nhẹ ALC theo phương nằm ngang.

THI CÔNG TẤM TƯỜNG ALC PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG

+ Bước 1: Đánh dấu vị trí lắp đặt tường và bật mực bằng máy laser

+ Bước 2: Thi công tấm bê tông tường ALC đầu tiên. Tấm bê tông được dựng từ sàn lên tới cao độ hoàn thiện trên nền vữa lót và chêm gỗ. Phía chân và đỉnh của tấm liên kết với sàn và dầm bằng ke góc thép.

(Cạnh ke thép với tấm ALC đóng đinh 10, cạnh ke góc thép liên kết với bê tông đóng đinh nở)

+ Bước 3: Thi công lần lượt các tấm bê tông nhẹ ALC. Ngàm âm dương dùng keo chuyên dụng để ghép 2 tấm lại với nhau.

+ Bước 4: Trèn kín ke hở phía trên của tấm tường và đỉnh dầm bằng keo foarm hoặc vữa lót.

+ Bước 5: Bả hoàn thiện bề mặt tường bằng skimcoat và sơn hoàn thiện.

Thi công lắp dựng tấm tường bê tông nhẹ ALC phương thẳng đứng.

HOÀN THIỆN BỀ MẶT TẤM TƯỜNG ALC

Tấm tường bê tông nhẹ ALC rất bằng phẳng và đẹp mắt. Vì vậy, việc hoàn thiện không áp dụng các cách tô trát thông thường bạn nhé.

Thay vào đó, bạn sẽ dùng loại bột bả skimcoat chuyên dụng. Bả bề mặt tường chỉ dày 3mm với 2 lớp. Sau đó bạn có thể sơn hoàn thiện lên luôn.

Trong đó, phương án bả skimcoat có thể áp dụng như sau:

+ Lớp lót skimcoat 401 dày 1.5mm + Lớp hoàn thiện màu xám 402 dày 1.5mm

+ Lớp lót skimcoat 401 dày 1.5mm + Lớp hoàn thiện màu trắng mịn 403 dày 1.5mm

+ Bả thẳng skimcoat 402 hoặc 403 chống thấm cho tường ngoài trời. Phương án này bạn không cần phải sơn chống thấm nữa.

THI CÔNG TẤM SÀN BÊ TÔNG NHẸ ALC

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép bằng tấm ALC nhanh, dễ thi công, chịu lực tốt. Toàn bộ quá trình lắp ghép trên hệ dầm chịu lực theo phương ngang. Các bước tiến hành như sau:

LẮP ĐẶT TẤM SÀN ALC

Bước 1: Thi công hệ dầm đỡ chịu lực cho sàn lắp ghép:

+ Thường là hệ dầm thép I (dầm chính I200 tới I300, dầm phụ I120 đến I150) tùy theo kết cấu. Khoảng cách giữa cách nhịp dầm đỡ sàn không nên vượt quá 1m là tốt nhất.

+ Ngoài ra còn làm hệ dầm bằng xà gồ sắt hộp. Kinh nghiệm thường dùng hộp 5x10 chiều dày khoảng 1.8mm trở lên. Sắt hộp đan theo chiều ô bàn cờ 600x600mm hoặc 800x800mm.

+ Hệ sàn chịu lực này cần được tính toán trên kết cấu có tính đến các yếu tố: tải trọng bản thân, tải trọng đi lại, tĩnh tải chất lên sàn.

Bước 2: Lắp ghép tấm bê tông nhẹ ALC theo phương ngang bằng ngàm âm và dương. Sử dụng keo dán tấm ALC chuyên dụng để tạo liên kết giữa các tấm.

Bước 3: Bắn đinh vít cố định hai đầu của tấm xuống hệ dầm đỡ để chống trượt. Ngoài ra có thể dùng ke góc thép chữ L để neo hai đầu tấm sàn trên hệ dầm.

Bước 4: Tiến hành thi công lần lượt cho đến khi hoàn thành. Sàn lắp ghép đến đâu có thể sử dụng đi lại và thao tác luôn tới đó.

Thi công tấm sàn bê tông nhẹ lắp ghép ALC công trình nhà khung thép.

HOÀN THIỆN BỀ MẶT SÀN

Bề mặt sàn bê tông nhẹ ALC bằng phẳng, chịu lực tốt. Cách hoàn thiện bề mặt rất tương đồng so với mặt sàn bê tông thông thường. Bạn có thể xem xét các phương án như:

+ Ốp lát gạch trực tiếp bằng keo dán gạch

+ Thi công sàn gỗ, sàn nhựa v.v...

+ Đối với khu vực ẩm ướt, nhà vệ sinh: bạn cần chống thấm và cán nền, sau đó mới hoàn thiện bề mặt.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THI CÔNG TẤM BÊ TÔNG NHẸ ALC

+ Bạn nên mua tấm bê tông nhẹ ALC chính hãng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất

+ Tấm làm sàn ALC cần có chiều dày từ 10cm trở lên và có 2 lớp cốt thép.

+ Chú ý nhịp gối đỡ của hai dầm dọc chiều dài tấm không nên quá lớn. Điều này dẫn tới sàn có độ võng do chịu mô men lớn. Nên duy trì nhịp từ 1m trở lại.

+ Đối với sàn bê tông nhẹ lắp ghép tấm ALC không cần thiết lắp lưới thép và đổ thêm lớp bê tông mỏng dày 4 - 5cm nữa.

Cuối cùng, nếu bạn cần hỗ trợ kỹ thuật hay hướng dẫn giải pháp thi công sàn vui lòng liên hệ Hotline 0987.254.929.

Trân trọng cám ơn các bạn đã theo dõi!

 

Các bài viết liên quan